Tập thể dục vừa là thói quen vừa là phương án giảm cân, giảm stress hiệu quả mà nhiều người áp dụng hằng ngày. Trong nhiều bộ môn thể dục thể thao thì yoga được khá nhiều người yêu thích. Theo đó, mô hình kinh doanh phòng yoga cũng ngày càng phát triển hiện nay. Các chủ đầu tư cần cập nhật cho mình những kiến thức, kinh nghiệm xoay quanh mô hình này. Bài viết dưới đây chia sẻ: Bí quyết thiết kế phòng tập yoga đẹp miễn chê. Xem ngay bài viết bên dưới nhé!
Tầm quan trọng của thiết kế phòng tập yoga trong kinh doanh
Không chỉ riêng phòng yoga, cơ sở thể hình mà các cơ sở kinh doanh F&B, văn phòng nên chú trọng yếu tố thiết kế không gian nội thất. Điều này gây ấn tượng tốt đến khách hàng cũng như tạo nên không gian kinh doanh tiện nghi, chuyên nghiệp. Thiết kế phòng tập yoga phải tuân theo các nguyên tắc, yêu cầu tương ứng theo tính chất của bộ môn. Thiết kế phòng yoga đẹp mang lại cho bạn những gì?
- Tăng độ hấp dẫn của phòng tập thông qua nội thất với khách hàng
- Tăng tính cạnh tranh với đối thủ
- Thể hiện các tính thương hiệu riêng
- Thiết kế phòng tập đẹp làm tăng hứng thú luyện tập cho khách hàng
- Ứng dụng phong thủy nội thất cho phòng tập yoga mang đến may mắn, tài lộc cho chủ đầu tư.
Những yêu cầu cần nhớ khi thiết kế phòng tập yoga
Tương ứng theo đặc trưng bộ môn yoga thì sẽ có một số yêu cầu riêng biệt về nội thất. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế phòng tập yoga chủ đầu tư cần nhớ là:
Thiết kế phòng tập yoga đảm bảo không gian thoáng mát
Thiết kế phòng tập yoga nên đảm bảo không gian thoáng mát và độ ẩm phòng thích hợp. Thiết kế đơn giản, rộng rãi theo tính chất bài tập giúp người tập cảm thấy thoải mái và thuận tiện hơn. Tỉ lệ độ ẩm lý tưởng phù hợp với người tập luyện yoga là 30 – 70%. Đảm bảo trong quá trình tập luyện người tập không bị mất nước và ảnh hưởng đến hô hấp. Lắp sàn gỗ là lựa chọn của người chủ đầu tư nhằm điều hòa độ ẩm thích hợp cho phòng tập.
Mật độ tiêu chuẩn của phòng yoga
Mật độ phòng tập yoga theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Yoga Quốc tế (YAYT) nên là 3m2/ người. Theo nghiên cứu thì diện tích này đủ cho người tập thực hiện các bài tập yoga khác nhau. Tránh va chạm đến các học viên khác hay khó khăn trong quá trình tập. Ngoài ra, tiếng ồn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến người tập luyện yoga. Theo như nghiên cứu thì độ ồn thích hợp cho phòng yoga nên xấp xỉ 50bB. Chủ đầu tư có hệ thống cách âm, chống ồn tốt cho mô hình kinh doanh của mình.
Phong cách thiết kế nội thất phòng tập yoga phù hợp
Lựa chọn phong cách thiết kế nội thất phòng tập yoga cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần chú ý. Bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế nội thất theo tính đặc trưng riêng của bộ môn Yoga. Thường thì các phong cách như: Tối Giản, kiểu Nhật hay Hiện Đại được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Thiết kế phòng yoga đẳng cấp và thống nhất theo phong cách chung sẽ giúp bạn có một phòng tập đẹp. Áp dụng mật độ tiêu chuẩn, không gian thoáng mát, phong cách phù hợp là những yêu cầu cơ bản bạn cần nhớ. Theo đó, một số kinh nghiệm hay cũng nên được bạn áp dụng cho mô hình của mình.
Kinh nghiệm thiết kế phòng tập yoga đẹp
Để có một thiết kế phòng tập yoga đẹp bạn cần áp dụng các kinh nghiệm, mẹo nhỏ về thiết kế nội thất phòng tập yoga. Những kinh nghiệm hay được chia sẻ ngay dưới đây!
Bố trí ánh sáng cho phòng tập yoga
Yêu cầu về ánh sáng của phòng yoga khá đặc trưng bởi tính chất của bộ môn luyện tập. Yoga mang tính thiền, tác động đến tinh thần cũng như thể chất của người tập. Ánh sáng trong phòng tập nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng đèn điện nên sử dụng tone màu như trắng, vàng nhạt và cường độ dịu nhẹ. Dùng đèn huỳnh quang là thiết bị được nhiều người áp dụng nhất. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp thêm chất liệu kính cường lực khi thiết kế nội thất. Chất liệu này có khả năng tạo hiệu ứng ánh sáng tốt, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên. Và kính cường lực còn có tác dụng mở rộng không gian, làm cho phòng tập nhỏ dường như rộng rãi hơn.
Lựa chọn màu sắc và hoa văn đơn giản nội thất phòng yoga
Màu sắc sử dụng cho phòng tập yoga thường lựa chọn theo màu sắc logo thương hiệu, phong cách chung của toàn cơ sở. Tránh cách màu sắc quá nóng như: đỏ, cam, vàng neon. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn:
- Gam màu trung tính: trắng, be, nâu nhạt, nâu gỗ,…
- Gam màu theo tone xám: Pale gray – xám nhạt, Blue gray – xám xanh, Pink spray – xám hồng hoặc Metallic spray – xám kim loại.
- Hoặc các màu sắc phổ biến được nhiều người dùng như: Tone màu Pastel (vàng, hồng, xanh hải dương, xanh lá cây,…)
Những hoa văn nội thất cầu kỳ hoặc thiết bị điện tử bị hạn chế trong không gian này. Đảm bảo cho người tập có tâm thế rèn luyện tốt nhất, thoải mái nhất.
Áp dụng nội thất đơn giản cho phòng tập Yoga
Nội thất phòng yoga nên lựa chọn các vật dụng dạng thấp, có độ chắc chắn cao ở phòng tập luyện. Ngoài ra, phòng thay đồ chung dành cho học viên cũng nên chuẩn bị tủ đựng đồ cá nhân. Bảo quản tài sản tốt cho học viên cũng như tránh trường hợp nhầm lẫn mất mác vật dụng. Vì đa phần các bài tập yoga thường diễn ra trên sàn có trang bị thảm tập. Cách sắp xếp vật dụng gọn gàng và đáp ứng đúng công năng sử dụng. Một số vật dụng có thể kể đến là:
- Kệ tủ nhỏ đựng khăn, thảm; Tủ nhiều ngăn có kích thước lớn đựng các dụng cụ tập;
- Gương lớn hoặc vách gương kính;… Gương gắn tường mảng lớn giúp học viên có thể quan sát động tác của mình cũng như hành động của huấn luyện viên. Cụ thể như: 1 phòng tập yoga 60m2 thì cần khoảng 5 – 6 gương to hoặc 10 chiếc gương nhỏ.
Lưu ý nhỏ khi thiết kế phòng tập yoga thêm đẹp
3 lưu ý về thiết kế không gian tập yoga mà nhiều chủ đầu tư thường bỏ qua. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình kinh doanh của bạn.
Lưu ý quầy lễ tân và sàn phòng tập
Quầy lễ tân của phòng tập yoga nói riêng cũng là khu vực cần bạn chú ý. Phía sau quầy lễ tân sẽ là logo thương hiệu hoặc thêm câu slogan ngắn hay mà chủ đầu tư tâm đắc. Các chất liệu phù hợp để ốp quầy lễ tân là: ốp lam gỗ, kính cường lực, đá tự nhiên hoặc gạch,… Nếu cơ sở yoga của bạn có quy mô lớn thì bạn có thể set up thêm quầy nước uống – Lounge. Hoặc khu vực bày bán quần áo thể thao, dụng cụ tập luyện cơ bản.
Đối với sàn phòng tập yoga thì bạn nên chú ý đến khả năng chống trơn trượt và dễ dàng vệ sinh. 2 loại chất liệu nên được áp dụng là: Sàn nhựa giả gỗ và sàn cao su cho phòng yoga. Trong đó, sàn nhựa giả gỗ và sàn gỗ công nghiệp vẫn là loại được ưa chuộng cho phòng yoga hiện nay. Sàn cao su thường dùng cho phòng tập gym, fitness, phòng võ thuật.
Phối hợp tiểu cảnh xanh thêm bắt mắt
Tiểu cảnh xanh nội thất cũng là một trong những kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Tính chất thiền tịnh của yoga nên được kết hợp với tiểu cảnh cây xanh. Tạo nên không gian tập luyện bắt mắt, gần gũi thiên nhiên đúng với tính chất của bộ môn. Vị trí như: Góc tường, hành lang, nhà vệ sinh hay phòng giữ đồ cá nhân nên đặt một số chậu cảnh tùy theo kích thước. Bạn nên lựa chọn loại cây xanh phù hợp với cung mệnh của mình. Hoặc có các tính chất tốt như đuổi muỗi, hương thơm nhẹ tác động tốt đến người ở trong phòng.
Hệ thống cách âm và ứng dụng âm nhạc trong phòng tập yoga
Yên tĩnh là yêu cầu cơ bản của phòng yoga, vì thế chủ đầu tư cần trang bị hệ thống cách âm tốt. Tránh các âm thanh từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của học viên. Thêm vào đó, âm nhạc tương ứng theo từng bài tập cũng nên lựa chọn chọn kỹ. Phù hợp với phòng yoga là các bài nhạc thiền nhẹ nhàng, nhạc không lời, tiếng sáo trúc, tiếng chim hót – suối reo thiên nhiên. Âm nhạc giúp cho tâm trạng của người tập thư giãn hơn, kích thích tinh thần tập luyện.
Thiết kế phòng tập yoga đẹp không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Qua đó, không gian đẹp còn thu hút khách hàng tìm đến cũng như tác động tốt đến tâm lý người tập. Những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho mô hình kinh doanh của mình. Hãy tham khảo và áp dụng cho cơ sở kinh doanh của mình bạn nhé!
Liên hệ ngay với Binba Decor để được tư vấn chi tiết nhé!
Địa chỉ: 107 Dân Chủ, P. Bình Thọ, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
Hotline: 090.111.33.22
Email: lienhe@binbadecor.com.vn
Có thể bạn quan tâm:
Anh Tuấn Vũ là nhà thiết kế Binba Decor đồng thời là người vận hành nhà hàng Kunimoto, luôn chú trọng đến trải nghiệm thực tế của khách hàng. Luôn tư vấn tận tình để có thể xây dựng nên câu chuyện riêng, sản phẩm độc đáo, mang dấu ấn riêng của từng khách hàng.