Nhu cầu đi du lịch, khám phá các vùng đất mới của con người chưa bao giờ giảm. Mỗi người sẽ có một nhu cầu đến một vùng đất khác nhau. Có người thích đi biển, có người thích đi núi, người thích về miền quê và cũng có người muốn đến những thành phố sầm uất. Kéo theo đó là nhu cầu thuê homestay phát sinh theo. Việc lưu trú tại homestay sẽ giúp tiết kiệm chi phí (so với ở khách sạn) và có thêm trải nghiệm chân thực về cuộc sống địa phương. Từ những yêu cầu thực tiễn đó mà các homestay ở thành phố được ra đời. Vậy làm sao để thiết kế homestay nhà ống bắt mắt, tiện nghi? Làm sao thu hút được khách hàng? Cùng Binba Décor tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Sơ lược về homestay nhà ống
Về cơ bản, homestay nhà ống được gia chủ cải tạo (hoặc xây mới) căn nhà ống của mình. Đồng thời trang trí sao cho hợp với ý thích của phần đông khách hàng mục tiêu. Một số đặc điểm dễ nhận thấy của homestay nhà ống như:
- Vị trí: Các homestay nhà ống thường tọa lạc tại những thành phố phát triển mạnh về du lịch. Nằm trong những khu dân cư đông đúc, gần với các tiện ích như chợ đêm, cửa hàng tiện lợi, đường lớn…
- Diện tích: Thường khá hẹp bề ngang do tính chất vốn có của loại hình nhà ống. Tổng diện tích từng phòng cũng có xu hướng nhỏ hơn so với những homestay khác.
- Phong cách thiết kế homestay nhà ống: Thiên về những phong cách tạo không gian mở rộng rãi. Một vài phong cách tiêu biểu như hiện đại, tối giản, scandinavian hoặc phong cách industrial.
- Trang trí: dù thiết kế theo phong cách nào thì chủ đầu tư luôn tìm cách tạo điểm nhấn cho homestay của mình. Có thể đó là tổng quan homestay hoặc chỉ một góc đặc trưng là đủ. Nói một cách chính xác hơn, chủ đầu tư luôn cố gắng xây dựng một homestay độc đáo để khách hàng có ấn tượng sâu đậm khi trải nghiệm dịch vụ nơi đây.
- Nội thất: Hiện đại và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho khách hàng.
Ưu-nhược điểm của homestay nhà ống
Ưu điểm của mô hình homestay nhà ống
Một vài ưu điểm nổi trội của homestay nhà ống có thể dễ dàng nhận ra. Binba Décor xin được liệt kê ngay sau đây:
Tiết kiệm chi phí đầu tư: Thông thường, homestay nhà ống sẽ được cải tạo từ những căn nhà phố sẵn có. Do đó chủ đầu tư chỉ cần tu sửa, trang trí là đã có một cơ sở homestay đưa vào kinh doanh. Việc này giúp giảm thiểu chi phí ban đầu rất nhiều. Thêm nữa, gia chủ có thể tận dụng cơ sở vật chất hiện tại, không cần đập bỏ gây lãng phí.
Tiết kiệm diện tích: Nhà ống vốn không đòi hỏi diện tích mặt bằng quá lớn. Kích thước mặt tiền chung hiện nay rơi vào từ 5-10m. Vì vậy với diện tích đất nền khoảng 50m2 trở lên là đủ để bạn xây dựng cơ sở homestay khang trang. Các mô hình homestay khác sẽ cần diện tích từ vài trăm đến ngàn mét vuông.
Thời gian thiết kế, thi công homestay nhà ống nhanh chóng: Vì diện tích không quá lớn, bố trí mặt bằng cũng đơn giản nên đã giúp cho thời gian thiết kế được rút ngắn. Thêm vào đó, việc sửa sang, trùng tu cũng không tốn kém thời gian bằng xây mới. Vậy nên chỉ cần từ 1-2 tháng là bạn đã có thể sở hữu một homestay nhà ống hoàn thiện.
Nhược điểm của mô hình homestay nhà ống
Ưu điểm luôn đi kèm với một vài nhược điểm. Bạn cần nắm rõ các nhược điểm này để tìm phương án khắc phục thích hợp cho homestay của mình. Phương pháp khắc phục sẽ tùy theo thực trạng của từng nơi mà có sự khác nhau.
Trước tiên, diện tích khiêm tốn nên phòng ngủ có xu hướng thu hẹp. Điều này khiến những nhóm du khách lớn muốn ngủ cùng nhau sẽ gặp khó khăn. Mô hình homestay nhà phố chỉ thích hợp cho việc ở 2-3 người/phòng mà thôi.
Tiếp theo là những yếu tố tự nhiên như gió, ánh sáng sẽ khó lòng được đáp ứng. Với những khách muốn hòa vào thiên nhiên thì đây không phải là lựa chọn thích hợp. Các phòng ngủ trong homestay nhà ống chủ yếu là kín gió, đôi khi mang chút không khí ngột ngạt.
Nhược điểm thứ 3, khả năng khách hàng phải sử dụng nhà vệ sinh chung là khá cao. Nhằm tiết kiệm diện tích để phòng ngủ được thoải mái hơn, các nhà vệ sinh sẽ được đưa ra ngoài phòng, trở thành nơi dùng chung cho khách hàng. Điều này sẽ làm những khách khó tính không hài lòng.
Cuối cùng, khó thay đổi trong việc trang trí, phong cách thiết kế. Một homestay nhà ống sẽ dùng phong cách thiết kế trong suốt nhiều năm. Nếu thay đổi sẽ kéo theo ảnh hưởng khá lớn. Vì thế dễ gây nhàm chán, khó lòng kéo khách quay lại lưu trú trong những lần tiếp theo.
Những lưu ý khi thiết kế homestay nhà ống
Chọn phong cách thiết kế homestay nhà ống
Việc chọn phong cách thiết kế cho homestay nhà ống là vô cùng quan trọng. Chúng quyết định diện mạo, hướng kinh doanh của homestay trong thời gian dài. Vậy nên chủ đầu tư cần tỉ mỉ lựa chọn sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu và đảm bảo sử dụng được lâu dài mà không bị lỗi thời. Một vài phong cách được khách hàng ưa chuộng như scandinavian, minimalist, industrial… Đây là nhưng phong cách mang màu sắc tươi sáng, đem lại không gian rộng rãi. Khách hàng không đòi hỏi sự sang trọng, cầu kỳ và rườm rà. Thay vào đó, chỉ cần những nét décor nhẹ nhàng, đơn giản và thanh thoát là đủ. Gần đây giới trẻ rộ lên phong trào trang trí phòng style Hàn Quốc và cũng nhận được sự đồng thuận từ số đông.
Thiết kế mặt tiền homestay nhà ống
Mặt tiền chính là điều đầu tiên đập vào mắt khách hàng. Nếu được thiết kế, đầu tư kỹ lưỡng sẽ tạo dấu ấn tốt đối với khách hàng. Điều cần đạt được chính là làm sao để logo và tên homestay nổi bật, bắt mắt nhất. Hiển nhiên, để đạt được mục đích này thì không thể thiếu sự xuất hiện của các loại đèn chiếu sáng. Bạn có thể chọn đèn pha có cường độ sáng lớn, hoặc đèn led chạy dưới chân logo. Miễn sao tạo được hiệu ứng ánh sáng như ý muốn là được.
Thêm vào đó, bạn hãy tính toán vị trí đặt biển hiệu sao cho dễ dàng nhận thấy từ xa. Tránh để bị che khuất bởi cây cối hay những tòa nhà khác.
Thiết kế nội thất homestay nhà ống
Đối với nội thất, lời khuyên dành cho bạn là hãy sắm sửa sao cho chúng phù hợp với phong cách thiết kế homestay nhà ống bạn đã lựa chọn. Đồng thời, các nội thất cũng phải có sự tương đồng với nhau. Sự kết nối giữa nội thất và phong cách thiết kế chính là những gì tạo nên nét đặc trưng cho homestay của bạn.
Chất liệu chủ đạo cho các loại nội thất cũng rất quan trọng. Mỗi phong cách có một loại chất liệu phù hợp. Ví dụ như phong cách industrial thiên về chất liệu kim loại thô. Những đường nét bằng sắt đen sẽ tôn thêm vẻ đẹp của phong cách ấy. Hoặc nếu bạn theo đuổi phong cách vintage thì nội thất gỗ chính là những gì bạn cần.
Trang trí homestay sao cho bắt mắt, thu hút
Cuối cùng là công đoạn trang trí hoàn thiện cho homestay. Sau khi đã hoàn thiện tất cả phần thô, việc trang trí thế nào sẽ quyết định diện mạo homestay. Nếu bạn không tỉ mỉ trong bước cuối cùng này, rất có thể nó sẽ phá hỏng toàn bộ công sức gầy dựng từ đầu.
Nếu bạn đang có ý định thiết kế homestay nhà ống nhưng chưa tìm được ý tưởng thích hợp, hãy liên hệ với Binba Decor nhé. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn miễn phí.
Địa chỉ: 107 Dân Chủ, Phường Bình Thọ, Thủ Đức, Tp HCM
Xưởng sản xuất: 989/24 tỉnh lộ 43, KP2, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức.
Hotline: 090.111.33.22
Email: lienhe@binbadecor.vn
Web:https://binbadecor.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/BinbaDecor/
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin về homestay trong những bài viết sau đây:
- Những bản vẽ thiết kế homestay không thể thiếu
- Thiết Kế Thi Công Nội Thất Homestay Đẹp, Lạ, Ấn Tượng
Anh Tuấn Vũ là nhà thiết kế Binba Decor đồng thời là người vận hành nhà hàng Kunimoto, luôn chú trọng đến trải nghiệm thực tế của khách hàng. Luôn tư vấn tận tình để có thể xây dựng nên câu chuyện riêng, sản phẩm độc đáo, mang dấu ấn riêng của từng khách hàng.