Một ngôi nhà hiện đại, rộng rãi, hài hòa với thiên nhiên là điều mà nhiều gia chủ hướng đến. Nghe qua tưởng như bạn cần phải có khuôn viên ngàn mét vuông nơi ngoại ô mới có thể thực hiện được các yêu cầu trên đúng không? Tuy nhiên có một giải pháp đơn giản cho tất cả nhu cầu trên: Nhà phong cách Nhật Bản. Cùng Binba Decor tìm hiểu tại sao phong cách này được săn đón đến vậy nhé.
Đặc trưng của phong cách Nhật Bản trong thiết kế nhà ở
Đưa yếu tố thiên nhiên vào ngôi nhà
Người Nhật vốn nổi danh trên thế giới về cách sống hài hòa với thiên nhiên. Họ luôn tìm mọi cách để phát triển cùng thiên nhiên, đem lại lợi ích song song từ cả 2 phía. Con người không tàn phá tự nhiên bừa bãi. Họ biết cách khai thác tối đa lợi ích mà vẫn đảm bảo môi trường sinh thái được bảo tồn. Chính vì lẽ đó, trong nguyên tắc thiết kế, xây dựng nhà ở của Nhật Bản, thiên nhiên là yếu tố không thể thiếu.
Những ngôi nhà phong cách Nhật Bản truyền thống luôn mang trong mình hơi thở của tự nhiên. Kiến trúc luôn tạo sự rộng rãi nhiều nhất có thể. Bằng sự tính toán trong thiết kế mà ngôi nhà đáp ứng được điều kiện “đông ấm hạ mát”. Cố gắng đón sáng, đón gió tự nhiên vào nhà càng nhiều càng tốt. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn có tác dụng lớn đối với sức khỏe gia chủ. Sống với không khí trong lành, mát mẻ hẳn tốt hơn so với ngột ngạt, nóng bức.
Để mang thêm các yếu tố thiên nhiên vào nhà, kiến trúc sư luôn bố trí thêm mảng xanh trong nhà. Đồng thời chất liệu cũng là điểm độc đáo trong phong cách thiết kế này.
Chất liệu thiết kế nhà phong cách Nhật Bản chủ đạo
Gỗ và giấy là 2 chất liệu được dùng nhiều nhất cho những ngôi nhà phong cách Nhật Bản truyền thống. Gỗ dùng để dựng khung nhà với các trụ cột, vì kèo, gác mái, lan can, lót sàn… Trong khi đó giấy được dùng để bồi trên những cánh cửa. Về bản chất giấy bồi giống với phong cách Trung Hoa cổ đại, điểm khác biệt chính là mẫu mã, màu sắc của chúng.
Nếu như Trung Hoa dùng hệ thống cửa dùng bản lề như đại đa số các kiến trúc hiện nay thì Nhật Bản sử dụng cửa trượt (còn gọi là Shoji). Kiểu cửa này giúp tiết kiệm không gian khi sử dụng rất tốt. Nhật Bản vốn dĩ đất chật người đông nên họ luôn tìm cách cải tiến để mang lại hiệu quả tối ưu.
Không chỉ vậy, nội thất đa phần cũng được dùng từ gỗ, tre, mây. Một ngôi nhà chuẩn phong cách Nhật Bản sẽ có sàn gỗ phủ chiếu tatami. Bàn ghế, tủ giường bằng các loại gỗ khác nhau, cửa sổ thông thoáng.
Tinh thần tối giản trong thiết kế nhà ở phong cách Nhật Bản
Phong cách tối giản tuy không xuất phát từ Nhật nhưng chính Nhật Bản đã phát huy phong cách ấy đến mức tối đa. Thậm chí nhiều người nếu chưa tìm hiểu kỹ sẽ tin rằng Nhật Bản là cái nôi của phong cách tối giản. Khi nhìn vào các ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy điểm chung là rất ít đồ đạc và khá rộng rãi. Dẫu cho diện tích thực tế có khiêm tốn nhưng vẫn không gây cảm giác chật hẹp, tù túng.
Việc hạn chế những vật dụng thừa không chỉ làm tăng không gian mà còn giảm bớt chi phí sắm sửa. Tuy ít đồ dùng nhưng không hề khiến căn phòng trở nên đơn điệu, nhàm chán. Ngược lại, điều này tạo nên nét riêng cho không gian của bạn.
Màu sắc đặc trưng của phong cách Nhật Bản
Với tinh thần tối giản, hầu hết các thiết kế nhà phong cách Nhật Bản đều lấy tông màu đơn sắc làm chủ đạo. Bạn sẽ không bắt gặp những màu sặc sỡ như xanh, đỏ, tím, hồng, cam… Thay vào đó là những gam màu trầm, đơn sắc như xám, trắng ngà, nâu gỗ, vàng đất. Tông màu này giúp không gian có chiều sâu, thêm rộng rãi.
Hơn nữa, chúng cũng mang lại cảm giác gần gũi, giản dị hơn rất nhiều. Hiển nhiên, việc tiết chế các chất liệu hiện đại như bê tông, sắt thép đã khiến phong cách này đến gần người dùng hơn.
Kích thước nội thất dùng cho nhà phong cách Nhật Bản
Đây là yếu tố tạo nên điều khác biệt trong phong cách kiến trúc Nhật Bản. Toàn bộ nội thất đều mang xu hướng nhỏ, gọn, thấp. Nhật Bản có thói quen ngồi bệt trên sàn hoặc trên đệm. Chỉ những ngôi nhà xây dựng theo xu hướng hiện đại mới dùng đến ghế. Do đó trong những ngôi nhà phong cách Nhật Bản truyền thống, đồ đạc cũng có kiểu dáng thấp vừa tầm. Chiếc bàn ăn kiêm bàn sưởi cao không quá 50cm rất thích hợp để quây quần ăn uống, thưởng trà. Hoặc phòng ngủ không dùng giường, thay vào đó là trải nệm. Nệm được gấp gọn và cất trong tủ mỗi sáng để giúp căn phòng thêm rộng rãi. Đó cũng là nét đặc trưng của lối sống Nhật Bản.
Thiết kế nhà ở đúng chuẩn phong cách Nhật Bản
Thiết kế cảnh quan sân vườn đậm chất Nhật Bản
Cảnh quan sân vườn cũng như nghệ thuật Bonsai là một trong những đặc sắc của đất nước mặt trời mọc. Tùy thuộc vào diện tích đất xây dựng mà việc xây dựng sân vườn sẽ được quyết định cho hợp lý. Bạn không nhất thiết phải sở hữu một khu vườn “hoành tráng”, chỉ cần khu vườn ấy vừa đủ là được.
Vậy có gì trong một sân vườn chuẩn Nhật? Trước tiên là cây xanh. Các loại cây được cắt tỉa gọn gàng, trồng ngay hàng thẳng lối. Chọn loại cây, loại hoa nào cũng sẽ tùy theo sở thích của gia chủ. Tiếp đó là một ao cá nhỏ cùng hòn non bộ. 2 thứ này không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn giúp cho phong thủy ngôi nhà được hài hòa. Cuối cùng, không thể thiếu thảm cỏ xanh cùng lối đi rải đầy sỏi trắng. Nếu như sân vườn bạn đủ rộng, bạn có thể thiết kế một khu vườn thiền định đầy ấn tượng.
Thiết kế phòng khách nhà phong cách Nhật Bản
Phòng khách là nơi tiếp đón bạn bè, người thân đến chơi. Đây cũng là nơi gia đình quây quần trò chuyện với nhau. Có thể nói phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà và chủ nhân của chúng. Thế nên thiết kế phòng khách sao cho thể hiện được tích cách gia chủ, đẹp mắt và khoa học là điều cần thiết.
Bạn phải kết hợp được nét đơn giản mà tinh tế của màu sắc với nội thất. Đảm bảo đem lại vẻ đẹp ấn tượng.
Thêm vào đó, nhà ở phong cách Nhật Bản thường dùng các đường nét, hình khối vuông trong thiết kế. Các cánh cửa shoji với những ô vuông đều đặn; chiếu tatami hình chữ nhật; họa tiết trang trí, bàn, nệm…tất cả đều tương tự nhau trong mẫu mã, kiểu dáng. Chúng tạo nên sự gọn gàng cần có cho căn phòng. Đồng thời cũng làm cho phòng khách trở nên hài hòa, đồng bộ với nhau.
Thiết kế phòng tắm kiểu Nhật Bản
Phòng tắm kiểu Nhật là một điểm thú vị khi tìm hiểu về văn hóa nơi đây. Thông thường người ta hoặc tắm bồn, hoặc tắm đứng. Nhưng ở Nhật họ sẽ tắm rửa sạch sẽ trước sau đó ngâm mình trong bồn tắm ấm áp. Điều đặc biệt là bồn tắm này được dùng chung cho đến người tắm cuối cùng.
Khih thiết kế phòng tắm cho nhà ở mang phong cách Nhật Bản, bạn nên xây dựng phòng tắm kiểu Nhật để trải nghiệm.
Hãy thử kết hợp yếu tố thiên nhiên trong phòng tắm để tạo nên giây phút thư giãn thú vị. Chất liệu gỗ chủ đạo không thể thiếu trong phong cách này. Sẽ ra sao nếu bạn sở hữu một bồn tắm lớn làm bằng gỗ? Sẽ không có sự lạnh lẽo của chiếc bồn tắm bằng men sứ hay bằng nhựa. Thay vào đó là sự ấm áp, thân thuộc của màu gỗ và chất gỗ.
Ngoài gỗ, một chất liệu khác cho bạn lựa chọn là đá. Những viên đá cuội trơn nhẵn là nguyên liệu rất tốt để lát sàn. Chúng tạo sự gồ ghề vừa đủ và tác động lên gan bàn chân mỗi khi bạn bước đi. Tác động này khiến bạn có cảm giác đang được mát-xa chân vậy.
Lời kết
Ưu điểm thích hợp cho mặt bằng từ nhỏ đến lớn khiến nhà phong cách Nhật Bản được yêu thích. Thêm vào đó, vẻ ngoài độc đáo, bắt mắt và không khí mang chút hoài cổ pha trộn hiện đại khiến chúng càng được yêu thích hơn. Kiểu nhà này thích hợp cho mọi đối tượng từ người trẻ đến người cao tuổi sinh sống. Đặc biệt những ai yêu sự trầm lắng, yên tĩnh, thanh bình thì đây chính là những gì họ đang tìm kiếm.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm chi tiết về phong cách này, hãy liên hệ với Binba Decor nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn để có được không gian sống hoàn hảo nhất.
Địa chỉ: 107 Dân Chủ, Phường Bình Thọ, Thủ Đức, Tp HCM
Xưởng sản xuất: 989/24 tỉnh lộ 43, KP2, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức.
Hotline: 090.111.33.22
Email: lienhe@binbadecor.vn
Web:https://binbadecor.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/BinbaDecor/
Hoặc bạn có thể xem thêm một số bài viết dưới đây để tìm thêm ý tưởng cho ngôi nhà trong tương lai nhé.
- Thiết kế sân vườn nhỏ trước nhà để không gian thêm xanh mát
- Nhà cấp 4 mái Thái – Sự lôi cuốn không thể chối từ
Anh Tuấn Vũ là nhà thiết kế Binba Decor đồng thời là người vận hành nhà hàng Kunimoto, luôn chú trọng đến trải nghiệm thực tế của khách hàng. Luôn tư vấn tận tình để có thể xây dựng nên câu chuyện riêng, sản phẩm độc đáo, mang dấu ấn riêng của từng khách hàng.